Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi có vị chua và ngọt, không chỉ vô cùng thơm ngon mà còn là nguồn dưỡng chất với những công dụng tuyệt cho cơ thể. Đặc biệt, quả thơm là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa cực kỳ tốt. Vậy “Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ ?” đây là thắc mắc của rất nhiều chị em, hãy cũng Hadaiko tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn dinh dưỡng trong quả dứa
Dứa giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho. Trong khi giàu chất xơ và năng lượng, dứa lại ít chất béo và cholesterol nên bổ dưỡng tuyệt vời mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe.
Có thể thấy, dứa chứa đến 86% nước, 13% carb và có rất ít hoặc chất béo, protein. Hàm lượng carbohydrate trong dứa tương đối lớn, chất xơ chủ yếu dưới dạng không hòa tan như cellulose, pectin, hemicellulose. Thêm vào đó, dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người. Dứa còn là thực phẩm duy nhất có chứa hợp chất thực vật bromelain cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ ?
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ: Giảm nguy cơ ung thư vú
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các chẩn đoán ung thư ở nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy, dứa chứa một lượng nhỏ bromelain, một loại enzyme được cho là có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Chính vì thế, để ngăn ngừa loại bệnh này, các chị em có thể tăng cường ăn dứa, uống nước ép dứa nhé.
Tốt cho thai kỳ
Dứa có chứa nhiều vitamin B, B1, B9, kali, canxi, sắt… Và những vitamin khoáng chất này đều rất có ích cho mẹ bầu và thai nhi. Một cốc nước ép dứa 165- gram có thể cung cấp hàm lượng đồng lên tới 18% chất dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, dứa còn là một nguồn thực phẩm giàu Vitamin B như Vitamin B1, B6, B9. Mặc dù mỗi loại Vitamin B này đều có công dụng riêng nhưng chúng đều đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần thận trọng khi ăn dứa, tránh ăn quá nhiều để không gây ra các tác động tiêu cực trong suốt thai kỳ nhé.
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ: Làm đẹp da và chống lão hóa
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ ? Câu trả lời là ăn dứa có thể giúp làn da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Đó là vì loại trái cây này chứa vitamin C và beta carotene vô cùng dồi dào. Theo báo đánh giá năm 2017 trên tạp chí Nutrients, vitamin C giúp cơ thể bạn tạo ra collagen và phục hồi làn da. Trong khi đó, beta carotene đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia cực tím, một trong những tác nhân gây hại cho da.
Tăng cường sức khỏe của xương
Lợi ích của quả thơm là gì? Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.
Tóc dày, khỏe
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ ? Dứa có đặc tính làm dày tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc. Các enzym có trong trái cây này có các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giàu các nang tóc của bạn. Điều này sẽ cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc.
Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ: Giúp móng chắc khỏe
Dứa chứa nhiều vitamin A và B sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay yếu. Nếu cơ thể của bạn thiếu vitamin A và B, móng tay của bạn sẽ dễ bị gãy và nứt. Để giữ cho móng tay của bạn chắc và khỏe, hãy sử dụng dứa.
Điều hòa kinh nguyệt
Enzyme đặc biệt của dứa – bromelain giúp làm bong niêm mạc tử cung. Điều này giúp tăng cường lưu lượng kinh nguyệt và giúp những phụ nữ đối mặt với kinh nguyệt không đều. Ăn dứa thường xuyên có thể giúp bạn có kinh bình thường hoặc đôi khi ra nhiều.
Tốt cho “cô bé”
Quả dứa có chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào gồm: canxi, magie, mangan, folate, chất xơ, bromelain, vitamin C, B, … Những khoáng chất này được cho là giúp cân bằng pH vùng kín đồng thời rất tốt cho hệ nội tiết tố của các chị em phụ nữ. Nó làm cô bé nhiều nước và ngọt hơn.
Lợi ích khác của quả dứa cho sức khỏe
- Tốt cho mắt
Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất đối với con người. Trong khi đó, dứa có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả dứa có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn dứa có thể giúp tăng cường miễn dịch và kháng viêm: Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm. Vitamin C dồi dào có trong dứa có liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Thơm rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nhờ chất xơ mà bạn hạn chế bị táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp.
- Điều trị ho và cảm lạnh
Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, enzyme đặc biệt có trong thơm, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.
- Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp
Dứa chứa nhiều vitamin B giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn và tăng cường khả năng đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả.
Một số lưu ý quan trọng khi ăn dứa bạn cần biết
Sau khi có câu trả lời ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ; và sức khỏe nói chung; bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều:
Cây dứa vốn mọc sát đất, vì thế các loại vi khuẩn dễ dàng bám vào mắt dứa. Chưa kể, trong quá trình thu hái và vận chuyển, quả dứa rất dễ bị dập, nát. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm độc thấm sâu vào bên trong thịt dứa, tăng nguy cơ nhiễm độc cho người dùng.
Ăn/uống những món làm từ dứa xanh dễ gây tiêu chảy và nôn mửa. Đặc biệt, không nên ăn quá nhiều lõi dứa vì chúng có thể tạo ra những búi xơ trong đường ruột, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, thay vì ăn dứa xanh, nên dùng quả dứa đã chín để tốt cho sức khỏe.
Các chất hữu cơ, bromelin trong quả dứa tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày và ruột nên ăn dứa khi đói sẽ tạo ra cảm giác nôn nao, khó chịu trong người.
- Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn dứa
Bởi hàm lượng axit cao trong dứa, người ta khuyến cáo không nên ăn dứa quá nhiều, đặc biệt ở người bị đau dạ dày.
Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn, chúc bạn luôn xinh đẹp!