Tuổi dậy thì vốn là giai đoạn mà thể chất cơ thể và làn da có sự thay đổi rõ rệt nhất. Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của trẻ giai đoạn dậy thì chính là làn da xuất hiện nhiều mụn. Vì thế chăm sóc da tuổi dậy thì được coi là nền móng, quyết định sức khỏe của làn da sau này. Nếu biết cách chăm sóc tốt, làn da sẽ khỏe mạnh và lưu giữ được sự căng mịn, tươi trẻ lâu dài. Vậy đâu là cách chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đúng đắn, khoa học nhất, hãy cùng DAIKOKU tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Một số nguyên nhân chính gây mụn tuổi dậy thì
Thay đổi nội tiết tố
Hormone Androgen có xu hướng tăng cao khi nữ giới và nam giới bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone khiến cho tuyến bã nhờn bị kích thích hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này vô tình làm cho các lỗ chân lông bị bít tắc và khiến vi khuẩn gây mụn có cơ hội xâm nhập phát triển.
Áp lực, căng thẳng
Trẻ em có thể gặp phải những áp lực, căng thẳng trong việc học tập, thi cử. Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể khiến làn da suy yếu và rối loạn nội tiết tố. Đây là cơ hội cho các vi khuẩn tấn công gây mụn.
Vệ sinh da không đúng cách
Việc vệ sinh da mặt hàng ngày không sạch sẽ hoặc làm sai cách cũng là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn và bã nhờn dư thừa tích tụ tại các lỗ chân lông. Có thể bạn chưa biết, trên cơ thể con người, trong mỗi phút sẽ có khoảng 50.000 tế bào da chết đi. Đồng thời chúng không thể bong tróc ra hết mà cần có sự tác động từ bên ngoài. Vì vậy khi da chết không được làm sạch sẽ bám lên bề mặt da, hình thành nên các lớp sừng và trở thành nơi trú ngụ cho các vi khuẩn gây mụn.
Sử dụng sai các sản phẩm chăm sóc da
Trẻ dậy thì mọc mụn có thể bắt nguồn từ việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sai cách. Trong giai đoạn này, làn da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm. Nguy cơ hình thành mụn sẽ tăng lên đáng kể nếu trẻ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
Di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng dậy thì mọc mụn có thể là do yếu tố di truyền. Những bé có người thân bị mụn sẽ có nguy cơ nổi mụn dậy thì cao hơn.
Thường xuyên thức khuya
Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya học bài hoặc dùng mạng xã hội. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng xấu đến làn da mà còn làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và gây ra mụn.
Cách chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
1.Làm sạch da đúng cách
Rửa mặt đúng cách chính là bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc da mụn tuổi dậy thì vì không chỉ giúp làm sạch da, rũ bỏ các lớp bụi bẩn, bã nhờn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn mà còn giúp hỗ trợ việc điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá, vốn là vấn đề về da rất phổ biến ở tuổi dậy thì.
Số lần rửa mặt trong ngày chỉ nên vào buổi sáng và buổi tối. Không nên rửa mặt quá nhiều lần, kể cả với những ai sở hữu làn da nhiều nhờn bởi càng rửa, lượng dầu sẽ càng tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, rửa mặt quá nhiều sẽ khiến cho lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài bị bào mòn. Hệ lụy kéo theo là những đốm mụn xấu xí hay da dễ bị bắt nắng hơn.
Khi rửa mặt, tránh các động tác thô bạo như chà xát, kỳ cọ mạnh hay dùng khăn bằng vải thô cứng lau mặt bởi thói quen này có thể làm cho mụn nặng và khó kiểm soát hơn.
2. Lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với làn da
Lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da là yếu tố rất cần thiết để chăm sóc da mụn tuổi dậy thì. Da khô, da mụn, da hỗn hợp sẽ có các sản phẩm thích hợp tương ứng. Với da khô nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ. Đặc biệt với làn da “khó chiều” hơn như da mụn thì nên tránh sử dụng sữa rửa mặt có chứa thành phần như acetone, alcohol vì chúng có thể làm khô da hoặc gây kích ứng, nên ưu tiên các dòng sản phẩm sữa rửa mặt với thành phần thiên nhiên lành tính có công dụng ngăn ngừa mụn,…
3. Chăm sóc da mặt tuổi dậy thì không quên dưỡng ẩm da
Sau khi làm sạch da đừng quên khóa ẩm bằng toner, kem dưỡng ẩm cân bằng độ pH phù hợp với từng loại da. Ở tuổi dậy thì, bạn nên tập trung vào các loại kem có khả năng cấp ẩm để ngăn ngừa lão hóa da.
Nếu da mụn, hãy dùng những sản phẩm giảm sưng, trị thâm, ngăn ngừa sẹo.
4. Sử dụng sản phẩm đặc trị mụn
Đối với tình trạng da mụn ở tuổi dậy thì, trước bước dưỡng ẩm là lúc thích hợp để thoa kem trị mụn. Các loại kem trị mụn với hoạt chất resorcinol, benzoyl peroxide, salicylic acid, acid azelaic… có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đổ dầu quá mức, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và giúp vết mụn mau lành.
Tuy nhiên nếu tình trạng mụn thuộc dạng nặng với các loại mụn mủ, mụn bọc, mụn nang… tốt hơn hết hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả. Bác sĩ có thể phối hợp các loại thuốc uống và chỉ định các loại kem bôi trị mụn mạnh hơn. Việc điều trị mụn sớm và đúng cách với bác sĩ da liễu sẽ hạn chế các trường hợp sẹo rỗ do mụn gây ra rất khó điều trị về sau.
5. Sử dụng kem chống nắng bước không thể trong chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
Sản phẩm không thể thiếu khi chăm sóc da tuổi dậy thì cũng như mọi độ tuổi đó là kem chống nắng. Cần bôi ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài, bôi lại sau mỗi 2 giờ dù trời mưa hay nắng. Ở độ tuổi dậy thì, lúc này tính chất chung của làn da là nhờn, mụn. Vậy nên tốt nhất các cô cậu tuổi teen nên chọn kem chống nắng dạng sữa mỏng nhẹ, tiện lợi, thẩm thấu tốt để bảo vệ da.
Một số lưu ý khác khi chăm sóc da mặt tuổi dậy thì
Không tự ý nặn mụn
Việc tự ý nặn mụn có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da và bạn có nguy cơ bị sẹo mụn. Ngoài ra, việc này có thể làm lây lan vi khuẩn nếu mụn có mủ nghiêm trọng và tác động lên da khi tay không sạch. Bên cạnh đó, nếu cố nặn mụn mà không được, bạn có thể đẩy nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da, gây viêm dưới da hoặc làm mụn nổi nhiều hơn.
Cách chăm sóc da mụn tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu khi da có quá nhiều vấn đề về mụn. Một liệu trình điều trị khoa học với sản phẩm an toàn là giải pháp hiệu quả cho những làn da mụn dậy thì.
Lưu ý khi trang điểm
Nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen trang điểm hàng ngày khi đi học. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm dùng trên da, vì giai đoạn tuổi dậy thì làn da khá nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng. Nếu trang điểm cần thoa kem dưỡng ẩm trước để tạo lớp nền bảo vệ da. Và vệ sinh sạch sẽ da mặt trước và sau khi makeup.
Với da mụn nên hạn chế trang điểm, vì lớp makeup có thể khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Chú ý bước làm sạch sau đó để da được thông thoáng và tránh các nốt mụn viêm.
Chú ý chế độ ăn uống khoa học
Dưỡng da bằng các sản phẩm làm sạch hay dưỡng ẩm bên ngoài thôi là chưa đủ. Để da mặt của bạn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và luôn trắng mịn thì cần phải dưỡng da ở cả bên trong. Và chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh là điều quan trọng hàng đầu.
Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp chất xơ cho cơ thể, loại bỏ chất béo giúp da bạn luôn mềm mại, mịn màng. Những loại quả như việt quất, dâu tằm, lựu, mâm xôi,… giàu chất oxy hóa và hỗ trợ tái tạo tế bào cho da.
Sinh hoạt giờ giấc lành mạnh
Nên ngủ trước 11h và hẹn giờ dậy sớm để học bài thay vì thức khuya học bài đến 1 – 2 giờ sáng. Vì từ khoảng 11h – 2h sáng là thời điểm vàng để da đào thải độc tố và tái tạo da.
Nếu bỏ lỡ thời gian này da bạn sẽ tích tụ nhiều độc tố dẫn đến nổi mụn và lão hóa nhanh. Nên duy trì giấc ngủ 6 – 8 tiếng để cơ thể khỏe mạnh, làn da có đủ thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi.
Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn, chúc bạn luôn xinh đẹp!