7 bệnh thường gặp về viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày – hay đại tràng là tình trạng viêm loét hoặc phối hợp cùng các tổn thương khác ở hệ tiêu hóa. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ em. Vậy, nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé! 

Viêm loét dạ dày tá tràng 

Ở bệnh này, tình trạng dạ dày hay tá tràng bị tổn thương nặng nề do viêm loét. Nguyên nhân chính là do lớp niêm mạc bị bào mòn , dẫn tới việc bị lộ các lớp dưới thành dạ dày hay tá tràng. 

Tùy vào từng vị trí bị viêm mà bệnh sẽ được xác định với nhiều tên gọi khác như viêm dạ dày, loét hang vị, viêm loét dạ dày tá tràng…Nguyên nhân dẫn đến bệnh hệ tiêu hóa là do vi khuẩn Hp, hoặc những người sử dụng nhiều bia rượu. Một số nguyên nhân khác là do tác dụng phụ của thuốc, stress kéo dài, chế độ ăn uống thiếu khoa học…

Những vết viêm, loét làm người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn, người xanh xao,…

Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản

Hiểu có thể nói đơn giản, bệnh đặc trưng do tình trạng thức ăn, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Triệu chứng phổ biến  của bệnh là buồn nôn, ợ chua, đắng miệng, nóng rát thực quản,…

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh  nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó chịu.

Nhưng nếu bạn để lâu dài không điều trị có thể dẫn tới tình trạng dạ dày bị tổn thương mãn tính hay tệ hơn là  ung thư dạ dày thực quản.

Viêm hang vị dạ dày

Hang vị là vị trí gần ở cuối dạ dày. Viêm hang vị chính là tình trạng lớp niêm mạc vùng hang vị bị viêm, gây ra đau đớn cho người bệnh. Bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đối tượng nhưng phần lớn là trên 35. Nếu bạn không được thăm khám và chữa trị kịp thời, để bệnh kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thậm chí K dạ dày.

Xuất huyết dạ dày

Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị và để kéo dài trong một thời gian, từ đó dẫn đến việc các vết loét trở nên nghiêm trọng, gây ra  biến chứng xuất huyết dạ dày hay nói cách khác là dạ dày bị chảy máu, ảnh hưởng đến tính mạng nếu mất máu quá nhiều.

Biểu hiện hay triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày  là nôn ra máu, đại tiện phân đen hay  bị đau vùng thượng vị, da xanh xao,….

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp thường hay cư trú ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng. Khi có được môi trường thuận lợi ví dụ như mất cân bằng pH trong dạ dày, sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu đi thì chúng sẽ cơ hội tấn công niêm mạc dạ dày và dẫn đến tổn thương viêm.

Thông thường bệnh này sẽ không có triệu chứng nên người bệnh khó phát hiện ra được. Chỉ có đi xét nghiệm mới nhận ra. 

Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

Hội chứng Zollinger-Ellison

Khi hệ tiêu hóa của bạn xuất hiện một hoặc nhiều khối u gastrin thì được gọi là Hội chứng Zollinger-Ellison. Lý do gọi là u gastrin bởi vì các khối u này tiết ra nhiều gastrin, là hormon kích thích tiết axit ở dạ dày và làm cho dạ dày bị tổn thương.

Phần lớn các khối u gastrin này xuất phát ở tụy và tá tràng (chiếm > 80%). Ngoài ra các vị trí khác như là túi mật, ruột, gan,… Đây là bệnh lý không  phổ biến, thường bắt gặp ở nam giới hơn nữ giới. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trong độ tuổi 20 – 50. 

Ung thư dạ dày

Thông thường, ung thư dạ dày giai đoạn đầu sẽ  không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì thế khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối nguy hiểm. Các tế bào ung thư đã di căn sang nhiều bộ phận khác.

Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

Một số dấu hiệu điển hình của ung thư dạ dày là:

  • Giảm cân đột ngột không rõ lý do.
  • Chán ăn.
  • Đau bụng.
  • Nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen.

Các triệu chứng này tương tự như  các bệnh lý dạ dày  nên khiến người bệnh chủ quan, chỉ thăm khám khi bệnh đã tiến triển nặng.

Nguyên tắc, cách chữa các bệnh dạ dày

Mỗi 1 loại bệnh lý sẽ có cách điều trị khác nhau. Cuối cùng nguyên tắc chung trong điều trị các bệnh về dạ dày là:

Điều trị các bệnh dạ dày bằng thuốc

Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc giảm đau bởi có thể làm bệnh dạ dày thêm nặng nề hơn. 

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tùy vào  từng bệnh mà các bác sĩ  đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số loại  thuốc phổ biến trong điều trị các bệnh về dạ dày là: 

  • Thuốc diệt Hp.
  • Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc giảm tiết axit.
  • Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc bảo vệ ổ loét, để tình trạng loét không lan rộng
Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

Tái khám đúng hẹn

Tùy theo từng cơ địa và tình trạng bệnh mà sau khi người bệnh uống thuốc bệnh sẽ có những chuyển biến khác nhau. Vì thế, bạn cần phải thường xuyên đi tái khám xác định chính xác tình trạng bệnh, điều trị triệt để, tránh tái phát.

Bệnh nhân mắc các bệnh đường tiêu hóa cụ thể là dạ dày cần chú ý tuyệt đối tránh các việc sau đây:

  • Không được tự ý bỏ thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm.
  • Tùy tiện sử dụng đơn thuốc của người khác.
  • Không  chịu đi  tái khám vì chủ quan bệnh đã khỏi.

Khi bệnh đã được kiểm soát, người bệnh vẫn phải nên giữ thói quen khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ để ngăn ngừa tái phát.

Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, bạn cũng có thể kết hợp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như:

Nghệ: có thể kết hợp cùng mật ong, có công dụng rất tốt trong việc chống viêm, giảm tiết dịch vị ở dạ dày.

Nha đam: giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi.

Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

Trà cam thảo: cam thảo có vị ngọt, tính bình, hỗ trợ  giải độc và thông kinh mạch, hỗ trợ tốt cho các bệnh lý đường tiêu hóa như chứng khó tiêu,  đầy bụng, đau dạ dày,… 

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý

Để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, thay đổi lối sống chính là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sau để tránh các bệnh đường tiêu hóa:

  • Nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào bữa ăn như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt.
  • lên kế hoạch các chế độ ăn đúng: chia nhỏ bữa ăn, ăn đồ ăn mềm,không ăn quá no.
  • Không dùng các loại thực phẩm không tốt như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…
  • Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
  • Không hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích có hại. 
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
Viêm loét dạ dày
các bệnh về dạ dày

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *